Sân vận động Tự Do là khu thể thao do người Pháp xây dựng tại Huế có tuổi đời gần 1 thế kỷ. Hiện nay khu phức hợp thể thao này được coi như sân nhà của CLB Huế (đang thi đấu tại V League 2). Những thông tin thú vị mà Kèo Nhà Cái chia sẻ về địa điểm được xem như biểu tượng thể thao của người dân xứ Huế.
Lịch sử hình thành Sân vận động Tự Do
Sân vận động Tự Do được người Pháp xây dựng vào những năm còn làm thực dân ở đông dương. Năm 1934, nơi đây được khánh thành với tên gọi đầu tiên là sân vận động Olympic Huế (tiếng Pháp “Stade Olympique de Hué”).
Về sau, triều đình nhà Nguyễn đổi tên thành “sân vận động Bảo Long” (đây là tên của vị hoàng, con của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu). Ngày khánh thành Sân vận động Tự Do cũng trùng ngày sinh nhật của hoàng thái tử Bảo long, vị thái tử cuối cùng và cũng kết thúc chế độ Phong Kiến Việt Nam.
Tên gọi Sân Tự Do được thay đổi sau khi Cách Mạng tháng 8 lãnh đạo bởi chủ tịch Hồ Chính Minh thành công. Trước đó, Tự Do là sân vận động đầu tiên và duy nhất trên toàn khu vực Đông Dương.
Quy mô của Sân vận động Tự Do
Được mệnh danh như khu phức hợp thể thao đầu tiên và duy nhất của Đông Dương thời điểm đó, Sân Tự Do lúc mới thành lập có đến 16.000 chỗ ngồi. Qua nhiều lần tu sửa và mở rộng, hiện nay địa điểm này đã có sức chứa lên đến 25.000 khán giả với tổng diện tích khoảng 55ha.
Thiết kế của khu thể thao này được ứng dụng để xây rất nhiều khu phức hợp hoặc sân vận động khác. Điểm đặc biệt của khu này là đường lòng chảo cực kiên cố dù đã trải qua gần 90 năm tồn tại.
Do đó ngoài bóng đá, người ta còn tổ chức các cuộc đua xe đạp, mô tô tại địa điểm này. Thi trên đường lòng chảo có sức hút và hấp dẫn hơn so với các cuộc đua xe đạp đường trường hiện nay. Hoạt động này đàn được tổ chức lại vào năm 2010.
Các sự kiện thể thao từng diễn ra tại Sân vận động Tự Do
Sân Tự Do không chỉ được xem như một biểu tượng về tinh thần thể thao mà còn là nhân chứng cho dòng chảy lịch sử Việt Nam. Một số sự kiện lịch sử, thể thao đã diễn ra tại địa điểm này mà Keo nha cai tìm hiểu được.
Các cuộc thi đấu xe đạp từ năm 1935
Khánh thành từ cuối những năm 1934, Sân tự do được chọn trở thành địa điểm diễn ra các cuộc thi, đua xe đạp hấp dẫn trên toàn Đông Dương. Nhờ sự kiện này mà phong trào “đua xe đạp” nổi lên mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành.
Năm 1940 là năm đỉnh điểm của phong trào đua xe đạp này. Hầu hết các tay đua từ Lào, Campuchia hoặc các tỉnh thành Việt Nam đều muốn một lần so tài tại sân đua Bảo Long. Thiết kế lòng chảo của đường đua cũng tạo ra nhiều điểm nhấn hấp dẫn hơn so với việc đua xe đạp đường trường.
Sự phát triển của bóng đá trên Sân vận động Tự Do
Bên cạnh đua xe đạp, bóng đá (hay trước đây được biết đến với các tên túc cầu) cũng được người dân Kinh đô hưởng ứng. Sân vận động Bảo Long khi đó là nơi diễn ra nhiều trận đấu hấp dẫn, làm náo nhiệt phố phường mỗi cuối tuần.
Sân vận động Tự Do được cho là nơi diễn ra giải vô địch bóng đá toàn Đông Dương (theo từ điển của Bùi Minh Đức). Đây là cơ hội cho các tuyển Thủ Việt cọ sức với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các trận đấu này không được ghi chép lại chi tiết trong bất kỳ tài liệu nào còn đến thời hiện đại.
Các hoạt động thể thao khác
Bên cạnh hai môn chính là bóng chuyền và đua xe đạp, Sân Bảo Long còn diễn ra nhiều hoạt động thể thao khác. Một số giải đấu, so tài võ thuật, chạy tiếp sức, ném lao, điền kinh,… đều chọn tổ chức tại đây.
Do đó, Sân Bảo Long hay sau này là đổi tên thành “Tự Do” là một trong những biểu tượng yêu thể thao của người dân Việt thế kỉ trước. Đến nay khu phức hợp này cũng trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa.
Các đợt trùng tu, sửa chữa của Sân vận động Tự Do
Trải qua hơn 90 năm phát triển, Sân tự do đã có những cải tiến hay trùng tu như thế nào? Đầu tiên là đợi xây dựng năm 1957, chính quyền xây thêm mái che ở khán đài A, 3 năm sau xây dựng thêm một dãy lầu phía sau lưng.
Dãy lầu này được hai sư phụ của phái Lam Sơn và Bạch Hổ sử dụng trong công tác đào tạo võ sư. Từ năm 1972 đến năm 1983 là nhiều đợi sửa chữa nâng cấp khán đài B. Đặc biệt sau khoản thời gian trên, hệ thống đèn chiếu sáng đã được tích hợp vào sân.
Năm 2004, do sự kiện hội khỏe phù đổng toàn quốc lần thứ IV diễn ra ở Huế nên sân được gấp rút sửa chữa. Công việc chính là gia công và xây dựng thêm khán đài A, B, C, D.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Sân vận động Tự Do mà bạn cần biết. Hy vọng những điều thù vị mới mẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về lịch sử thể thao của dân tộc nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung.